Người Con Ưu Tú Của Quê Hương Hà Nam

Tảo Môn là một xóm bãi lâu đời vùng cửa sông Châu Giang, đoạn đổ ra sông Hồng, sau đổi thành Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tảo Môn, Đại Hoàng mang địa danh hành chính mới - xã Nhân Hòa; năm 1977 Nhân Hòa hợp nhất với Nhân Hậu thành Hòa Hậu. Tảo Môn được người dân nhiều vùng biết đến bởi giống quýt Tảo Môn, quả nhỏ, hương thơm, vị đậm. Tảo Môn cũng là nơi sinh ra đồng chí Hoàng Tùng, nhà b 25;o lớn của đất nước và quê hương Hà Nam.

Thuở nhỏ, trò nghèo Trần Khắc Thọ theo học thầy giáo Cát, thầy giáo Thịnh (nhà cách mạng Hồ Xanh quê Mễ Tràng, Liêm Chính, Phủ Lý) là những nhà tri thức yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, tích cực tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ. Gia cảnh khó khăn nên thức dùng chính hằng ngày của trò nghèo Trần Khắc Thọ và gia đình là ốc, thứ sản vật rất sẵn ở vùng cửa sông Châu Giang ngày đó. Theo lời kể của các cụ cao niên làng Tảo Môn, lượng ốc sử dụng làm thức dùng hằng ng 4;y của gia đình trò nghèo Trần Khắc Thọ nhiều đến nỗi vỏ ốc đổ thành đống ngoài vườn nhà. Cũng vì gia cảnh nghèo nên Trần Khắc Thọ phải nhận làm giúp việc hằng ngày cho các thầy giáo, mong đỡ một phần học phí. Nhưng cũng vì vậy mà trò nghèo Trần Khắc Thọ luôn được các thầy giáo yêu quý, là điều kiện để trò nghèo Trần Khắc Thọ sớm ảnh hưởng tư tưởng yêu nước, tiến bộ từ những thầy giáo, vốn là trí thức yêu nước, nhiệt huyết vớ ;i sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ, để rồi sớm giác ngộ, đi theo con đường cách mạng.

Năm 1935, tròn 15 tuổi, dù rất khao khát muốn được học lên nữa nhưng do cảnh nhà nên Trần Khắc Thọ chỉ có thể theo học hết chương trình Êlêmăngtê (tương đương cấp một) tại trường làng Tảo Môn rồi phải rời quê hương đi làm công nhân Nhà máy dệt Nam Định. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng. Thời gian đầu vào làm trong Nhà máy dệt Nam Định, người công nhân trẻ tuổi Trần Khắc Thọ cùng những thanh niên có t+ 2; tưởng tiến bộ tranh thủ ngoài giờ đi ca, đi tầm để dạy chữ Quốc ngữ và tập hợp, vận động, giác ngộ anh em công nhân. Thời gian sau đó, làm công nhân ở Cẩm Phả (Quảng Ninh), người thanh niên quê Tảo Môn - Trần Khắc Thọ được những chiến sĩ cộng sản lớp trước dìu dắt đi theo con đường cách mạng.

Năm 1937, theo giới thiệu, phân công của tổ chức, chuyển về thành phố Nam Định trực tiếp tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ (sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế), ông cùng nhiều nhà cách mạng bí mật viết truyền đơn, tham gia diễn thuyết, tuyên truyền giác ngộ và vận động quần chúng đặc biệt là giới thanh niên, trí thức, công nhân đi theo con đường giải phóng dân tộc. Thực tiễn cách mạng thuộc cao trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939 giúp ông trưởng thành rất nhiều về nhận thức cũng nh& #432; kinh nghiệm làm công tác tư tưởng, văn hoá, báo chí. Năm 1940, bị chính quyền thực dân bắt, kết án, giam giữ ở Hoả Lò, nhà tù Sơn La, trong chốn ngục tù, ý chí cách mạng vẫn luôn cháy đỏ trong tâm thức của nhà cách mạng trẻ tuổi quê hương Lý Nhân.

Từ năm 1941 đến 1945, ngoài phụ trách phong trào thanh niên, ông còn giúp các nhà cách mạng Nguyễn Duy Trinh, Đặng Việt Châu viết truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp, móc nối gây dựng phong trào đấu tranh với những đảng viên trong tù. Đây cũng là thời gian ông có may mắn được tiếp xúc và được một số nhà cách mạng, đồng thời là nhà báo nổi tiếng thuộc thế hệ đi trước như Trần Huy Liệu, Xuân Thủy... trực tiếp dìu dắt tham gia công việc làm báo.

Tờ Báo "Ruối reo" được ông và các đồng chí của mình phát hành, lưu truyền bí mật trong tù ngục bằng cách tối viết, đọc, truyền tay, ban ngày chôn kín dưới đất tránh sự rình mò, khám xét của mật thám, cai ngục. Tháng 11/1943, ông được kết nạp Đảng tại Chi bộ Nhà tù Sơn La. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng tình hình đó, ông cùng anh em vượt ngục, về tham gia Tỉnh uỷ Bắc Ninh, sau đó được Trung ương Đảng điều về phụ trách Khu An toàn chỉ đạo cu&# 7897;c khởi nghĩa Phú Lương (ngoại thành Hà Nội), được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với trọng trách Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Bí thư Khu ủy 3 (Tả ngạn sông Hồng)... nhà báo Hoàng Tùng luôn quan tâm và tích cực tham gia hoạt động báo chí. Ông thường xuyên viết bài cho tờ "Kiến thiết" (1945), tờ "Dân chủ" - cơ quan Việt Minh của các tỉnh miền biển (năm 1946). Kháng chiến b 9;ng nổ, ông tham gia công tác Đảng, trực tiếp chỉ đạo và viết bài cho tờ "Chiến đấu" - cơ quan của Khu ủy Chiến khu Ba (từ 1947).

Tháng 1/1948, Trung ương Đảng điều ông lên Việt Bắc làm Phó Trưởng Ban Đảng vụ Trung ương (sau này là Ban Tổ chức Trung ương), Thư ký Tạp chí "Sinh hoạt nội bộ"; rồi Phó Trưởng Ban Thi đua Trung ương. Tháng 1/1950, nhà báo Hoàng Tùng được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Báo "Sự thật". Khi Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, Báo "Sự thật" đổi tên thành Báo "Nhân Dân". Từ năm 1951 đến 1982, ông được phân công phụ trách Văn phòng đồng chí Tổng Bí thư của Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, làm công tác nghiên cứu, lý luận - những trọng trách luôn gắn liền với công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo chí của Đảng.

Xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Ảnh:

Họ Trần ở Tảo Môn và rộng hơn là ở Hòa Hậu quê hương nhà báo Hoàng Tùng có nhiều người thành đạt trong lĩnh vực tư tưởng, báo chí như nhà văn, nhà báo Liệt sĩ Nam Cao (Trần Hữu Tri). Ngôi từ đường bình dị của dòng họ Trần Khắc và gia đình nhà báo Hoàng Tùng - Trần Khắc Thọ mà nhiều năm gần đây được người con trai Trần Chiến Thắng (nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) thường xuyên đi về dâng hương hiện đặt tại khuôn viên nh& #224; ông Trần Khắc Bính (cháu gọi nhà báo Hoàng Tùng là chú).

Hội làng Tảo Môn từ lâu đời đã được định vào mùng sáu tháng giêng hằng năm. Theo ông Trần Khắc Bính, sinh thời nhà báo Hoàng Tùng thường hay nhắc và rất ao ước có dịp thảnh thơi về dự hội làng đầu xuân. Nhưng rồi phải lo làm tròn trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao phó, công việc bận rộn nên ước muốn nho nhỏ ấy cũng rất khó được thỏa nguyện. Chính bởi thế sau này khi sức khỏe yếu, ít có điều kiện về thăm quê, công việc của quê hương, h& #7885; mạc, việc khuyến học, khuyến tài luôn được bác Hoàng Tùng nhắc nhở con cháu lưu tâm, chăm lo chu đáo.

Năm 2007, nhà báo Hoàng Tùng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng phần thưởng cao quý Huân chương Sao Vàng, tôn vinh công lao và những đóng góp to lớn của ông với hoạt động tư tưởng, văn hóa cũng như nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tên của nhà báo Hoàng Tùng được trân trọng đặt cho một tuyến phố ở Khu đô thị Bắc Châu Giang, thành phố Phủ Lý, gần trụ sở Báo Hà Nam.

Next Post Previous Post