Bài Thơ “Nhớ Bắc” Của Huỳnh Văn Nghệ


(Ga Sài Gòn 1940 Huỳnh Văn Nghệ)

Tuy nhiên, tôi được biết bài thơ "Nhớ Bắc" của Huỳnh Văn Nghệ lại có nội dung khác hẳn (những chữ in đậm khác với bản trên, có thêm khổ thứ tư):

Như vậy là bài thơ "Nhớ Bắc" do Nguyễn Tấn Thành trích với bài thơ "Nhớ Bắc" mà tôi nêu thì bản nào là bản đúng của Huỳnh Văn Nghệ? Xin học giả An Chi chỉ dùm.

Bảo Sơn

Và rồi, Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là "thần thi":


(Ga Sài Gòn, 1940)

Cứ như trên thì khổ đầu của bài thơ cũng không hoàn toàn giống với khổ thơ bạn đã nhớ: câu đầu chỉ có 6 tiếng; còn chữ thứ 2 câu thứ ba lại là độ và bài thơ có đến 5 khổ. Về câu đầu, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét:
"Câu thơ mở đầu chỉ sáu chữ, thốt lên như một lời kêu "Ai về Bắc ta đi với". Tâm t& #432; của nhà thơ đã thành tâm tư chung của muôn triệu người đất Việt phương Nam, hơn thế, của muôn triệu người đất Việt muôn nơi, mỗi khi nhớ về quê Việt tổ. Thăng Long đây không chỉ là Thăng Long kinh thành, đó còn là vùng châu thổ sông Hồng - cái nôi của người Việt, của dân tộc Việt".

Phạm Xuân Nguyên cũng nhận xét:

"Có ba chữ hay bị đọc sai trong hai câu này: "độ" thành "thuở", "trời Nam" thành "nghìn năm" và nhất là "cõi" thành "nước". "Cõi" đây là cõi giang sơn, vùng lãnh thổ, công nghiệp mở mang bờ cõi đất nước của bao đời tiền nhân, những con người ra đi từ sông Hồng đến lập ấp bên dòng Cửu Long. Biên tập sửa lại câu chữ như thế có vẻ làm câu thơ nghe mênh mang hơn, nhưng không hợp với tên bài thơ và nỗi niềm tác giả gởi gắm trong đó khi sáng tác. Và đặc biệt không tô n trọng nguyên văn một tác phẩm".

Riêng về hai chữ "nghìn năm" (thay cho trời Nam), bài báo trên cho biết rằng, theo ông Cù Huy Hà Vũ, thì đây là do Xuân Diệu chỉnh sửa (ông Hà Vũ là con nuôi của nhà thơ này). Về chuyện này, ông Huỳnh Văn Nam cũng cho biết vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, gia đình ông sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế (Hà Nội), gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có một lần, một nhà văn của tạp chí này đến gặp ông Huỳnh Văn Nghệ xin được đăng bài thơ "Nhớ Bắc" trên V ăn nghệ Quân đội theo văn bản mà Xuân Diệu đã chỉnh sửa và ông Nghệ đã đồng ý. Vì được lưu hành rộng rãi nên câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí người đọc. Chúng tôi cho rằng, chỉ với một chút tinh ý, ta cũng có thể hiểu rằng sở dĩ Huỳnh Văn Nghệ đồng ý chẳng qua là vì một sự nể nang. Chứ riêng Huỳnh Văn Nghệ - vẫn theo lời ông Huỳnh Văn Nam - thì cho biết như sau:

"Hai từ Trời Nam dùng ở đây ý nghĩa rộng hơn. "Trời Nam" không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của người Nam đã được "thiên định" như ông cha ta từng khẳng định trong "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo" hay "Nam quốc sơn hà". "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ về Tổ quốc".

Tóm lại, theo chúng tôi thì trả chữ lại cho Huỳnh Văn Nghệ như trong văn bản của Báo Người Lao Động là một việc làm hoàn toàn hợp lý.

Next Post Previous Post