Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ Những Năm Ngọ
Mỗi độ Tết đến Xuân về, lòng dân cả nước lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đem mùa Xuân hòa bình, độc lập, hạnh phúc về cho đất nước. Gần 45 năm trôi qua, chúng ta đã không còn được nghe thơ chúc Tết - món quà mừng tuổi đồng bào cả nước vào dịp giao thừa đầu năm mới của Bác kính yêu. Song âm vang những bài thơ chúc Tết của Bác vẫn còn mãi trong lòng mọi người, vẫn ngân vang khi đất trời sang Xuân.
Kể từ năm 1942 - năm đầu tiên có Thơ Chúc Tết, đến năm 1969 - năm Bác Hồ qua đời, đã có tất cả 26 Bài thơ chúc Tết (trừ 3 năm 1943, 1944 và 1945). Trong số đó có 3 bài thơ chúc Tết vào năm Ngọ: Xuân Nhâm Ngọ 1942, Xuân Giáp Ngọ 1954 và Xuân Bính Ngọ 1966.
Tết Nhâm Ngọ năm 1942 là Tết thứ hai của Bác ở quê nhà sau tròn 30 năm xa Tổ quốc, bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước. Gần một phần ba thế kỷ nơi xứ người, nay Bác đã trở về để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nước nhà, lại được đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc ngay trên Đất Mẹ thân yêu. Nhân dịp năm mới đến, Bác đã viết bài thơ “Mừng Xuân năm 1942” đăng trên Báo “Việt Nam Độc lập” sN 89; 114, ra ngày 01/01/1942.
“CHÚC NĂM MỚI
Chỉ 3 năm sau đó, ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, “Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới” trên khắp mọi miền Tổ quốc đúng như ý nguyện của Người. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử rợp bóng cờ, hoa, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính thức mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Lúc này, nhân dân ta đã trải qua 8 năm kháng chiến kiến quốc, lực lượng kháng chiến ngày càng lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi. Trước sự thay đổi của cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở nhận định âm mưu mới của Pháp - Mĩ, tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954. Năm 1954 cũng là năm thứ 2 tiến hành cải cách ruộng đất tại miền Bắc để dân cày có ruộng, tạo thành hậu phư 417;ng vững chắc để chi viện cho chiến trường lập nên chiến công.
Nhân Tết Giáp Ngọ 1954, Bác Hồ đã gửi thơ chúc Tết quân dân cả nước đăng trên báo Nhân Dân số 163 từ ngày 1-5/2/1954.
Với tinh thần đoàn kết, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã lập được nhiều chiến công vang dội. Thắng lợi của cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954 và đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954 gây chấn động địa cầu, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về qu ân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.
Đến năm 1965, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam đã chiến đấu với tinh thần anh dũng, vượt qua khó khăn, liên tiếp đánh bại mọi âm mưu thâm độc của địch, giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. “Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của địch phát triển đến mức cao nhất đã căn bản bị thất bại”. Trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ trong thế bị động đã đưa vào miền Nam một lực lư 907;ng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc nước ta. Cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Lúc này miền Bắc đã thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
1. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, tr. 249.
2. Sđd, Tập 8, tr.400.
3. Sđd, Tập 15, tr.1.
4. Sđd, Tập 14, tr.224.