Vợ Của Nhà Thơ (Nhà Khoa Học, Nhà Dân Chủ, Nhà Dấn Thân, Nhà Nhà…)
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
(thơ Tú Xương)
1.
Mấy năm trước, trong bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên” gây xôn xao dư luận, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, để chứng minh “nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa” đã dẫn ra 1 câu thơ không nêu tên tác giả:
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Hôm qua nó bảo dí thơ vào l.,
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm nay nó bảo dí l. vào thơ.
Bài thơ này bảo hay thì không phải, nhưng ngộ ngộ vui vui, đọc lên có người tủm tỉm cười, có người đỏ cả móng tay vì ngượng.
Mãi gần đây Cavenui mới biết tác giả của nó là nhà thơ Bùi Hoàng Tám, tất nhiên bản Nguyễn Huy Thiệp là 1 dị bản có khác vài chữ so với bản gốc. Ông Bùi Hoàng Tám đưa lên blog của mình ngày 12/11/2008 kể lại tỉ mỉ xuất xứ bài thơ. Muốn đọc toàn văn bài viết, các bác vào địa chỉ này:
bhoangtam.vnweblogs.com/post/8785/107344
Đối với những bác lười kích chuột, Cavenui xin rút trích cái đoạn gay cấn nhất, khiến ông hoàng Tám phải tức cảnh sinh tình làm mấy vần thơ động giời kia:
Ông Tám lần đầu trong đời có thơ được đăng báo Văn Nghệ, hí hửng đem khoe với vợ:
“Sáng hôm sau, chờ cho mụ vợ chuẩn bị hòm hòm hàng họ, tôi mới thẽ thọt:
– Anh có bài đăng báo Văn nghệ…
– Cái gì…?
– Anh có bài đăng báo Văn nghệ…
– Bài gì? Mụ vợ cao giọng hỏi, kèm theo cái nhìn sắc như dao hoạn lợn.
– Bài… THƠ!
– Dí L… vào, Dí L… vào. Thơ với chả thẩn. Đi làm hàng cho tôi bán hàng.
Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà… Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như ánh Chí. Đành nuốt cả “một mối căm hờn trong cuống họng”. Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cư ời. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L… vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến “đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?”. Và bật cười. Và làm thơ.
Thơ rằng: Vợ tôi dở dại dở khôn – Ngày năm bảy bận dí L… vào thơ”.
Tiếp đó cái câu thơ dí l. vào thơ đó được ông Tám xuất bản miệng với bạn bè làm thơ, bạn bè góp thêm vài câu, sửa dăm ba chữ chữ thành 1 bài dài dài vui vui. Ông Tám mỗi lần đọc lại hẳn là đắc ý lắm.
Và khi kể lại câu chuyện trên blog của mình, ông Tám vẫn tiếp tục đắc ý lắm.
2.
Đọc những gì ông Tám viết, Cavenui lại thấy ái ngại cho bà vợ của ông, dù cũng hiểu ông không cố ý bôi bác vợ mình.
Muốn sao thì sao, rõ ràng người đọc như Cavenui buộc phải nhận ra rằng, trong khi người chồng lãng mạn, bay bổng với tình yêu thi ca thánh thần như thế thì người vợ thật là trần tục, thô thiển, giản đơn, thiếu văn hóa và tầm nhìn nông cạn, không nhìn xa hơn cái phản thịt nhà mình. Phải chi ông Hoàng Tám chưa hề có vợ và toàn bộ câu chuyện bịa ra cho dzui sẽ không làm hại ai, còn nếu đúng ông có vợ, vợ ông đúng là có bán thịt như ông kể thì câu chuyện có thể là th 7853;t có thể là bịa trên blog sẽ xô đẩy người đọc đến những nhận xét không thật hay về vợ ông
Nhưng ông Tám không coi chuyện đó là quan trọng, cũng như hầu hết các đức ông chồng tài ba người Việt Nam ta không coi đó là quan trọng.
Biết bao câu chuyện về mụ vợ nhà tớ, con sư tử hà đông nhà tớ, mụ già thần nanh mỏ đỏ nhà tớ có thật có bịa có một chút thật nhưng được cường điệu lên… được các nhân tài giai Việt xuất bản trong các quán bia hơi hay thì thào với các nàng thơ (ký) chân dài trong các quán karaoke những lúc tiếp “thanh tra trên Bộ” nên về muộn.
Trong khi các đức ông chồng say sưa với thơ ca, nghệ thuật, khoa học, công nghệ thông tin, các vấn đề về lạm phát và tăng trưởng, môi trường và phát triển ổn định, chủ quyền lãnh thổ, nền dân chủ, tương lai dân tộc Việt Nam, hay ít ra thì cũng bận tâm vấn đề Manchester United với Arsenal, nói chung là những vấn đề trọng đại cao cả, người quan tâm đến các vấn đề này rất có thể sẽ là 1 vị cứu tinh cho thơ ca, nghệ thuật, khoa học, công nghệ thông tin, nền kinh tế hay nền dân ch& #7911; Việt Nam thì hỡi ôi, những mụ vợ nhà, những con sư tử hà đông nhà, chỉ biết có…, …. và …..
Những tình huống như vậy các bác gặp chưa? Những câu chuyện như vậy các bác đã kể cho chiến hữu nghe chưa các bác giai của em?
3.
Ở 1 đất nước từng có câu thơ rằng “Học trường anh Nguyễn Văn Du/ Làm thơ không bị đi tù là may”, hiển nhiên có rất nhiều án văn tự.
Những nhà văn nhà thơ bị dính án văn tự, đôi người lâm nạn kiểu như đang ngồi nhà bị xe điên tông phải, nhưng hầu hết thực sự dũng cảm dấn thân vì những gì cao cả, đương nhiên là những nhân vật đáng kính trọng.
Nhưng Cavenui cho rằng, những người vợ của họ, chia sẻ sự khổ nạn của họ, còn đáng kính trọng hơn họ nhiều lần.
Vì anh nhà văn nhà thơ trời cho anh chút tài, chút nhạy cảm để sớm nhìn nhận ra một số thứ, sự dấn thân là trách nhiệm của anh, sự khổ nạn là sứ mạng của anh, không thể khác được.
Còn vợ anh nhà văn nhà thơ, không hiểu những gì anh viết ra, không biết gì về thời cuộc, họ không có trách nhiệm nào cả, họ không có sứ mạng nào cả. Nhưng họ vẫn chia sẻ những khổ đau tủi nhục cùng anh, họ gặp khó khăn trong cuộc sống vì có anh chồng là anh, họ cắn răng chịu đựng những đau đớn mà lẽ ra họ không phải chịu. Những người phụ nữ như họ đáng tôn vinh hơn nhiều.
Người vợ nhà thơ nói: “Tôi biết chồng tôi là người yêu nước, những gì ông ấy viết ra không có gì là chống lại đất nước dân tộc, tôi sát cánh với chồng tôi chịu mọi khổ đau” là 1 phụ nữ đáng kính trọng.
Người vợ 1 nhà thơ khác thỉnh thoảng trách chồng trong bữa ăn: “Ông thấy tay B tay C kém tài ông bao nhiêu, thế mà chỉ vì hắn khéo đối xử một tí mà đi tây đi tàu vợ con đỡ khổ. Còn ông ngang ngạnh nên tôi giờ thế này con cái giờ thế kia”. Trách vẫn trách nhưng không bỏ chồng, vẫn nuôi chồng nuôi con, vẫn nuôi chồng để chồng làm thơ ngầm, đến thời đổi mới thì xuất bản. Bà vợ không hiểu rõ công việc của chồng, không chia sẻ những lý tưởng xa vời về thơ c a (tương tự: nghệ thuật, khoa học, công nghệ, dân chủ…) nhưng can trường ở bên chồng chỉ vì đó là chồng bà, đơn giản thế thôi, còn đáng kính trọng hơn cả bà vợ ở trên nữa.
4
Không hiểu sao em cứ tin rằng những bà vợ dí l.vào thơ như bà vợ nhà thơ Bùi Hoàng Tám sẽ là những bà vợ không bỏ rơi chồng lúc người chồng gặp hoạn nạn, khó khăn.
Bác nào không đồng ý xin giơ tay phát biểu ý kiến.
Share this:
Twitter
Facebook
Thích bài này:
Thích
Đang tải...