Thơ, Truyện Về Chủ Đề Thực Vật Lớp 3, 4 Tuổi

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.


Tục truyền rằng Vua Hùng Vương thứ 6 có 20 người con, văn võ kiêm toàn. Nhân dịp dẹp xong giặc Ân cùng ngày đầu năm Vua cho mở hội khao quân và cho toàn dân vui Xuân. Hầu muốn chọn được một thái tử xuất sắc, Vua liền truyền chỉ: hoàng tử nào dâng lên Vua cha của ngon vật lạ, chưa từng thấy mà làm vừa lòng Vua hơn cả, sẽ được lên làm Thái Tử.

Nghe thế, các hoàng tử đua nhau sai gia nhân lên rừng, xuống bể tìm những của hay, vật lạ đem về để dâng lên cho vua trong ngày Hội.

Riêng hoàng tử Lang Liêu, người con thứ 18, có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng vì mồ côi mẹ và lại ít gia nhân, nên không biết phải làm gì để đua tranh với các anh mình.
Một hôm ông nằm mộng thấy một vị thần hiện lên, đầu râu tóc bạc phơ, tỏ lòng thương hại hoàng tử là con người hiền lành lại hiếu thảo, nên đã mách bảo:
- Con ơi, trên đời không gì quý trọng bằng cơm gạo. Thóc lúa là của ăn trời ban cho. Con hãy l& #7845;y gạo nếp mà làm thành hai thứ bánh. Một bánh nặn hình tròn, tượng trưng cho Trời; một bánh gói thành hình vuông, tượng trưng cho Ðất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành. Gói xong, cột lại, đem nấu chín, rồi dâng lên cho Vua cha thì không có lễ vật nào sánh kịp được." Nói xong, vị thần biến mất!

Tỉnh dậy, Ông vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Ðến ngày Hội Xuân, Vua cha cùng Hoàng hậu ngự giá mở Hội. Các hoàng tử anh ngài lần lượt người trước kẻ sau, dâng lên Vua cha những của lạ, hiếm có mà gia nhân đã ra công lên rừng xanh, xuống đáy biển tìm kiếm đem về. Ai nấy đều hy vọng được vừa lòng vua cha, vì toàn những của vật lạ, hiếm-hoi, chưa từng ai tìm thấy. Hoàng tử Lang-Liêu nghĩ mình phận em, lễ vật lại quá thô sơ tầm thường vì là bánh làm bằng cơm gạo ăn hàng ngày, nên do dự không tiến dâng lễ v 853;t.

Vua Hùng Vương khi đến phần lễ vật của Hoàng tử Lang-Liêu thì lấy làm ngạc nhiên lễ vật đơn sơ. Nhưng sau khi nếm thử Vua càng ngạc nhiên vì bánh rất ngon. Vua Hùng Vương lấy làm lạ liền hỏi nguồn gốc, Hoàng tử Lang Liêu thật thà kể lại câu chuyệnThần hiện ra mách bảo trong mộng. Vua Hùng Vương vô cùng vui mừng vì ngài biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài-ba đức hạnh, thay mình trị-vì toàn dân sau này.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đ 25;n, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.


















Truyện: Ba con gấu
Đang hái hoa, cô bé Tóc Vàng vội đứng dậy: "Ôi! Trời lại mưa rồi, phải tìm chỗ trú thôi".
Cô chạy vào một ngôi nhà nhỏ và nhình thấy ba cái bàn và ba cái bát, một cái nhỏ, một cái vừa và một cái to. Cô ngồi xuống và ăn thức ăn để trong ba cái bát và tự nhủ: " Ngon tuyệt!". Cô nhìn xung quanh và nhìn thấy ba cái giường, một cái nhỏ, một cái vừa và một cái to. Cô reo lên sung sướng: "Ôi! Những cái giường mới ấm áp làm sao!". Cô chọn cái giường l ớn nhất để ngủ.
Một lát sau, Gấu bố, Gấu mẹ và Gấu con về đến nhà. Vừa bước vào nhà, Gấu bố giận giữ gầm lên:
- Có ai đã đến đây thế này?
- Khi thấy các bát đều hết sạch thức ăn, Gấu mẹ kêu lên:
- Ai đã ăn hết thức ăn của chúng ta rồi?
Nghe tiếng ồn, cô bé Tóc Vàng choàng tỉnh dậy và kể lại cho gia đìng Gấu biết vì sao cô lại ở trong ngôi nhà này. Nghe xong Gấu Bố, Gấu Mẹ vá Gấu Con mỉm cười và đưa cô về nhà
Từ hô m ấy cô bé Tóc Vàng trở thành người bạn thân thiết của gia đình Gấu. Cúp golf

Next Post Previous Post