Thơ Bác Hồ Ở Việt Bắc
Năm 1941, Bác từ Trung Quốc về Pác Bó, lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau thời gian đi công tác ở Liễu Châu, năm 1943, Bác lại tiếp tục về nước lãnh đạo cách mạng, tiến hành Hội nghị Quốc dân ở Tân Trào, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa… Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác về Thủ đô đọc Tuyên ngôn độc lập, tiến hành tổng tuyển cử rồi làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi giặc Pháp quay trở lại gây hấn, Bác đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng ch iến (19-12-1946). Sau đó, suốt chín năm ở Việt Bắc cho đến Hội nghị Giơ-ne-vơ được ký kết (1954), Bác mới trở lại Thủ đô.
Những nơi Bác ở, giờ đã thành những di tích lịch sử thiêng liêng của đất nước. Đó là lán Nà Lừa ở Tuyên Quang, là khu di tích Pác Bó ở Cao Bằng, khu di tích Tân Trào ở Tuyên Quang, Định Hóa ở Thái Nguyên.
Hình ảnh của Bác Hồ ở Việt Bắc đã được các nhà nhiếp ảnh, quay phim ghi lại, là những bức ảnh, đoạn phim rất quý, xúc động như: Bác Hồ cưỡi ngựa đi công tác, Bác Hồ ngồi quan sát trận địa ở chiến dịch Biên giới năm 1950,… Việt Bắc với Bác thực sự là một quê hương cách mạng, quê hương kháng chiến, xiết bao sâu nặng… Và, thơ Bác Hồ viết về Việt Bắc cũng có những nét riêng, độc đáo!
Trong “Pác Bó hùng vĩ”, Bác viết:
“Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”.
Chỉ một bài tứ tuyệt, người ta đã thấy tâm hồn thanh cao của người làm thơ, một nhà cách mạng vĩ đại, trong gian khổ chừng ấy mà lòng vẫn thanh thản, ung dung… Cũng vì thế mà sau này có người gọi Bác Hồ là một ông tiên là vậy.
Chùm thơ về Việt Bắc có rất nhiều bài thơ hay khác, kể cả thơ chữ Hán và thơ Việt.
Trước hết, phải kể đến chùm thơ tứ tuyệt chữ Hán, có lẽ Bác viết ở Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Bài “Rằm Tháng Giêng”, sau này Ngày Hội thơ của các nhà thơ Việt Nam (các nhà văn nói chung ở Việt Nam), thường chọn ngâm trong những buổi khai mạc hàng năm. Cảnh trời, sông nước và người trong thơ, một lần nữa, đẹp như cảnh thần tiên:
“Nguyên tiêu, đêm đẹp, trăng tròn,
Trời xuân, sông nước hòa cùng vẻ xuân”.
Nơi khói sóng, bàn việc quân,
Nửa đêm về lán, thuyền trăng tròn đầy”.
(Rằm Tháng Giêng - bản dịch của Ngô Văn Phú).
Núi sông hùng vĩ của thiên nhiên đã vào trong thơ Bác. Rằm Xuân thường hiếm khi trăng sáng, lại đúng đêm rằm, trời lại càng đẹp. Đêm Xuân khuya, hẳn trời lạnh lắm. Chỉ có những người thức cùng trăng khuya mới được hưởng cảnh đó. Huống chi con thuyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao của cuộc kháng chiến chống Pháp lại đi trên con thuyền trăng đó. Bài thơ đâu chỉ tả trăng mà còn gửi gắm tâm hồn thơ thới của người nhận được vẻ 73;ẹp tuyệt vời của núi sông, của đất nước mình, mà mình và đồng bào, đồng chí của mình đang chiến đấu hết mình cho núi sông ấy. Và cảnh khuya đẹp của đêm rằm tháng Giêng cũng chính là quà tặng của núi sông, trời đất cho những người tâm huyết đó.
Bác lại viết về một cảnh vui ở A.T.K (An toàn khu) - nơi ấy là nơi làm việc của Bác, nơi “thủ đô gió ngàn”. “Thủ đô” Việt Bắc, nơi mênh mông bát ngát đất trời nghe báo tin thắng trận:
(Tin thắng trận - bản dịch của Ngô Văn Phú).
Khởi đầu bài thơ là trăng. Trăng đòi thơ, chắc cũng đẹp lắm. Nhưng thi nhân thì quá bận… Chính khi đó cũng là lúc chuông (reo) báo tin thắng trận. Thế là tứ thơ đến và bài thơ đã thành. Trăng đang ở thế chủ động bỗng thành nhân chứng của nhà thơ. Và thơ Hồ Chí Minh càng không quên trăng đẹp. Bài thơ này chính là để đền đáp lại tình trăng đã “đẩy cửa đòi thơ”.
Tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thế, lúc nào cũng canh cánh hết lòng vì việc nước, nhưng cũng chu đáo những việc khác… Và hơn một lần, trăng lại xuất hiện trong thơ Bác ở Việt Bắc:
(Trước trăng - bản dịch của Ngô Văn Phú)
Trăng trong bài thơ này, không đòi thơ, nhưng khung cảnh vị Chủ tịch nước sau khi lo xong hết việc quân việc nước, trước cảnh đêm trăng đẹp, đã đem gối ngủ trước trăng thì thơ biết mấy! Và cũng qua những bài thơ trăng ở Việt Bắc trên, mà ta được biết tâm hồn thi sĩ luôn ẩn náu trong Bác Hồ, dù người bận trăm công ngàn việc.
Thơ chữ Hán viết ở Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều bài hay khác như bài “Vô đề”:
(bản dịch của Xuân Thủy)
Thơ cho thấy thêm cảnh sinh hoạt của cơ quan kháng chiến ở Việt Bắc thời kháng chiến gian khổ nhưng cực kỳ hào hùng. Đến vị Chủ tịch nước, xong việc cũng tham gia tăng gia sản xuất như bất cứ người cán bộ nào. Cảnh bình thường, việc bình thường nhưng vào thơ thì lại đầy tâm thế ung dung tự tại. Còn đây là bài thơ viết ngay tại trận, trong Chiến dịch Biên giới 1950 ở Cao Bằng, khi Bác đi thị sát mặt trận:
(Lên núi - bản dịch của Xuân Diệu).
Thơ như vẽ được cảnh núi non hiểm trở, hơi thơ hùng tráng, đầy khí thế… Thơ tứ tuyệt của Bác hay, sâu sắc. Đúng như nhà văn Trung Quốc Quách Mạc Nhược từng nhận xét: “Thơ của Hồ Chủ tịch đặt bên những bài thơ Đường, không biết bài nào hay hơn…”.
Những bài thơ tiếng Việt của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở Việt Bắc lại có những nét độc đáo riêng. Trước hết là những bài thơ chúc Tết, thơ thay thư động viên các đoàn thể, đồng bào, đồng chí. Nhiều bài gọn, đã trở thành những cái hướng đến, những châm ngôn: “Thơ chúc Tết năm 1948”, Bác viết:
Với ba lão du kích Cao Bằng, năm 1947 xung phong hăng hái cùng nhân dân giết giặc khiến quân Pháp không vào trong làng được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tặng những câu thơ rất trân trọng sau đây:
(Tặng các cụ Lão du kích).
Với các cháu nhi đồng, thơ Bác gửi tặng, tình cảm lại càng thắm thiết:
(Ngày 25-9-1952)
(Thơ Trung Thu).
Thơ chúc mừng, động viên đầy chất công dân mà người người đều thuộc, bởi vì thơ rất gần gũi với nhiệm vụ, công việc của họ, mà tình cảm người viết thì vô cùng thân mật, đầm ấm như những người thân trong gia đình nói với nhau… Thơ giản dị, súc tích, lắm câu đã như phương ngôn, tục ngữ…
Việt Bắc là thế, những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đãi khách chỉ là ngô nếp nướng, chè tươi, sang hơn một chút thì có thịt rừng quay và một chút rượu quê…, những thứ mà một nhà trung lưu nào ở Việt Bắc cũng có thể mời khách được. Nhiều bài thơ làm ta cảm động biết bao, vì những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ, Bác Hồ và những đồng chí của mình thường đồng cam cộng khổ với chung quanh, với mọi người.
Những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở Việt Bắc, tiếp với mạch thơ “Nhật ký trong tù”, mãi mãi còn là tài sản quý giá của nhân dân ta, đất nước ta.
Đọc lại những bài thơ hay của Bác, vừa là để nhớ Bác những tháng ngày ở “Thủ đô gió ngàn”, vừa là để chiêm nghiệm và học tập tấm gương Bác trong cuộc sống, để sống càng đẹp hơn và có ích hơn.