Phân Tích Bài Thơ “Sóng” Của Xuân Quỳnh Hay Nhất
Viết ngày 29-12-1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển diêm điền (thái bình). "sóng" là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
-In lần đầu trong tập "hoa dọc chiến hào" (1968)
-Chủ đề: ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu với tất cả sự dịu dàng, đằm thắm, thết tha, sôi nổi và chung thuỷ.
- Hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, sống động, gợi cảm.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, xuyên suốt bài thơ, mang tính ẩn dụ để diễn đạt tình yêu của người phụ nữ.
Sóng là gương mặt, là nhịp thở, là mạch đập con tim của biển cả. Sóng hiền hòa dịu êm nhưng có lúc phong ba dữ dội. Sóng cứ vỗ vào bờ triền miên như nỗi nhớ tình yêu không bao giờ tắt. Xuân Quỳnh đã tìm thấy ở sóng một yù nghĩa ẩn dụ cho tình yêu mãnh liệt. Hay nói khác đi Xuân Quỳnh đã lấy sóng biển để biểu lộ sóng tình của người con gái đang yêu.
Toàn bộ bài thơ, sóng được lặp đi lặp lại hơn mười lần, với những vị trí khác nhau: đầu, giữa hay cuối câu, với mục đích tái hiện lại những vẻ đẹp khác nhau, những trạng thái khác nhau của sóng, và những đối cực của nó: "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ", "sóng ngày xưa - sóng ngày sau", "sóng ở dưới lòng sâu - sóng ở trên mặt nước"... Sóng được soi chiếu ở nhiều góc độ làm cho sóng mang vẻ đẹp phong phú, đa dạng, vừa thực vừa ảo.
Cùng song song tồn tại với hình tượng "sóng" là "em", hai hình tượng này soi rọi vào nhau trong biển lớn của tình yêu. Vì vậy thật khó phân biệt, đâu là trăn trở của "sóng", đâu là nhịp đập trái tim "em".
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Xuân Quỳnh đã khám phá ra hai mặt đối lập nhau của sóng và khéo léo liên kết những mặt đối lập ấy bằng hai từ "và" cùng bốn tính từ liên tiếp "dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ", làm cho câu thơ trở nên gợi hình. Sóng ngoài đại dương rất dữ dội, cuồng nộ nhưng khi hôn lên bờ cát trắng thì thật êm dịu. Sóng ngoài đại dương thật ồn ào nhưng khi vỗ bờ thật lặng lẽ. Vậy sóng mang lại hai trạng thái trái ngược nhau: "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ" . Trạng thái dđối lập của sóng cũng như muôn vạn trạng thái khác của thiên nhiên đất trời: ngày - đêm, buồn - vui, sống - chết... Từ đó giúp ta liên tưởng đến quy luật của tình yêu, tình yêu là sự dung hòa những sắc thái tình cảm tưởng chừng như đối lập nhưng lại rất thống nhất (buồn mà vui, giận mà thương, xa mà gần...). Tính khí của người con gái khi yêu cũng giống như sóng, như quy luật của tình yêu, nó mang nhiều trạng thái đối lập nhau. Vì vậy, theo nhà thơ, mu̔ 9;n hiểu được tình yêu của người thiếu nữ, người thanh niên phải vượt qua vẻ bề ngoài thất thường, nông nổi của người con gái (vui đó rồi buồn đó) thì sẽ khám phá được cái dịu dàng, bí ẩn của người con gái.
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Câu thơ mang hình ảnh nhân hóa "sông không hiểu nổi mình" cho nên "sóng tìm ra tận bể" như một lời khẳng định, sóng ở sông không thể là sóng lớn, muốn biết sóng lớn như thế nào thì phải ra biển, cũng giống như người con gái, khi trái tim đã biết đập "những nhịp đập không bình thường", họ thường khát khao vượt qua cái giới hạn chật chội của gia đình để đi tìm nửa kia của đời mình. Hai tâm hồn tìm đến nhau, yêu nhau để hiểu nhau nhiều hơn và cũng là để h iểu mình. Bởi vì ta chỉ hiểu được giá trị đích thực của mình trong mặt người yêu ta. Đây là quan niệm mới của Xuân Quỳnh: yêu là tự nhận thức và vươn tới cái cao cả, là quy luật của tự nhiên và quy luật của cuộc sống, Xuân Quỳnh đã thể hiện khát vọng cháy bỏng của tình yêu nói chung và người phụ nữ nói chung.
"Ôi! Con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"
Cụm từ chỉ thời gian vĩnh hằng "ngày xưa", "ngày sau" được kết nối với từ "và" cùng từ khẳng định "vẫn thế" nhằm kết nối thời gian, kết nối lịch sử tồn tại của sóng, cũng là lịch sử tình yêu của loài người. Sóng mãi mãi trường tồn với thời gian, cũng như con người, "nỗi khát vọng tình yêu" là nỗi khát vọng của tôi, của anh, của bạn, của thế giới loài người ai cũng đều có khát vọng yêu và được yêu. Nhưng nỗi khát vọng ấy rõ nét nhất, mãnh li 7879;t nhất là ở tuổi trẻ "bồi hồi trong ngực trẻ". Từ đó, ta hiểu rằng, tình yêu là điểm sáng để con người hăng say sống, chiến đấu, lao động và học tập.
" Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
Với cấu trúc điệp từ ngữ "em nghĩ về" và hàng loạt câu hỏi tu từ "từ nơi nào sóng lên", "gió bắt đầu từ đâu", "em cũng không biết nữa", "khi nào ta yêu nhau" nhằm thể hiện sự trăn trở của người con gái khi yêu. Trước không gian rộng lớn "muôn trùng sóng bể", người con gái băn khoăn nghĩ về sự trường tồn của đại dương, nghĩ về nguyên nhân kì diệu nào mà sóng lên. Từ sự bí ẩn của thiên nhiên, người con gái nghĩ về tình yêu của mình (về anh, về em, về th̖ 1;i điểm và lí do quen nhau). Khi yêu người con gái có nhu cầu tìm hiểu, phân tích và lí giải về cội nguồn tình yêu. Tâm trạng băn khoăn này từ ngàn xưa đã có trong ca dao "gió sao gió mát sau lưng - dạ sao dạ nhớ người dưng thế này" hay Xuân Diệu đã từng thốt lên "làm sao cắt nghĩa được tình yêu". Riêng câu thơ "em cũng không biết nữa - khi nào ta yêu nhau" thể hiện sự đầu hàng, bất lực trên hành trình tìm kiếm cội nguồn tình yêu.. Tình yêu là câu chuyện của trái tim, "nào ai biết c hiều sâu và bến bờ của nó" (Tago), chính sự bất lực của lí trí cuộc người con gái phải lắc đầu thật dễ thương "em cũng không biết nữa" "khi nào ta yêu nhau".
Các bạn xem tiếp qua video: