Cảm Nhận Hình Tượng Sóng Và Em Trong Bài Thơ Sóng
Xuân Quỳnh là một nữ sĩ đa tài, là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Xuân Quỳnh mang trong mình một hồn thơ vừa trong sáng, hồn nhiên, vừa trực cảm, giàu suy tư mà lại không kém phần mãnh liệt, táo bạo. Bài thơ "Sóng" của nữ sĩ được mệnh danh là "một bài thơ tình vượt thời đại", điển hình cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Sức sống của thi phẩm một phần là nhờ vào sự sáng tạo thành công hai hình tượng "sóng" và "em", vừa song hành, vừa tách biệt cất lên tiếng nói mãnh liệt của tình yêu.
Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên, cũng chẳng phải người duy nhất lấy hình tượng "sóng" để nói về tình yêu, song "sóng" của Xuân Quỳnh lại mang một tiếng nói rất riêng, tiếng nói của tâm hồn một cô gái trẻ, nhiệt huyết và khao khát tình yêu đích thực.
"Sóng" và "em" đều gắn liền những quy luật. Mượn quy luật của sóng trong tự nhiên, nhà thơ đã khái quát lên những quy luật tình yêu của người con gái:
Các tính từ chỉ những trạng thái đối lập "dữ dội, ồn ào" với "dịu êm, lặng lẽ" dường như đã phản ánh những quy luật của tự nhiên, của sóng biển, lúc mạnh mẽ cuộn trào trong giống tố, khi lại yên bình, đằm thắm xô bờ. Sóng là một hiện tượng tự nhiên chứa đựng nhiều đối cực, cũng giống như tâm tư của người con gái trong tình yêu đầy biến động, đa cung, nhiều bậc, lúc dỗi hờn giận dữ vô cớ, khi lại dịu dàng, ngọt ngào ấm áp đến lạ l 9;ng. Và tình yêu cũng như vậy, không phải là một trạng thái cảm xúc thống nhất, mà nó cũng mang những sắc thái khác nhau, luôn đổi thay, chuyển hoá phức tạp như những nốt thăng trầm trong bản tình ca đôi lứa muôn đời.
- "Sông không hiểu nổi mình
- Sóng tìm ra tận bể"
Hình ảnh sóng tồn tại trong nhiều không gian và chiều kích khác nhau "sông" với "bể". Câu thơ như phản ánh một xu thế chung của tự nhiên: mọi dòng sông đều đổ ra biển lớn, như sóng, muốn thoát khỏi không gian chật hẹp để tiến đến không gian rộng lớn bao la. Đây là một trong những nét tiêu biểu của tiếng thơ Xuân Quỳnh - mãnh liệt và táo bạo. Trong tình yêu, "em" - người con gái cũng thế, hành trình sóng ra biển lớn cũng như hành trình người con gái dấn thân, thoát ra khỏi giới hạn cá ; nhân hạn hẹp để kiếm tìm sự đồng điệu và sẻ chia.
- Ôi con sóng ngày xưa
- Và ngày sau vẫn thế
- Nỗi khát vọng tình yêu
- Bồi hồi trong ngực trẻ
Nếu trong những câu thơ trước, sóng hiện lên trong những trạng thái và không gian đối lập, thì đến đây, nhà thơ đặt sóng trong những chiều không gian khác nhau "ngày xưa", "ngày sau". Đây cũng là một quy luật tự nhiên: sóng chẳng bao giờ có thể ngừng vỗ, cũng như trái tim người con gái trong tình yêu chẳng bao giờ thôi vang lên những nhịp đập bồi hồi, những rung động mãnh liệt. Tình yêu chính là sự vĩnh hằng, tồn tại song hành cùng với sức sống muôn đời.
Mượn những quy luật của sóng trong tự nhiên, nhà thơ đã khái quát lên những quy luật trong tình yêu. Từ con sóng của tự nhiên, nó bỗng biến thành con sóng tình, đại diện cho tâm hồn người con gái, tâm hồn "em" - một người con gái cá tính, tinh tế, chủ động với một trái tìm chân thành và giàu trực cảm.
Không những thế, "sóng" và "em" còn song hành với nhau, cất lên những băn khoăn, trăn trở trong tình yêu. Trước hết là nỗi băn khoăn, khao khát đi tìm nguồn cội của tình yêu:
- "Từ khi nào sóng lên?
- Sóng bắt đầu từ gió
- Gió bắt đầu từ đâu?"
Khao khát kiếm tìm và lý giải nguồn gốc của tình yêu, có lẽ là khao khát muôn đời của đôi lứa yêu nhau, bởi mong muốn tìm hiểu cũng là mong muốn được chiếm hữu, được nắm giữ. Rõ ràng, "em" không chỉ muốn cảm nhận tình yêu, mà còn suy tư về nó, từng bước đi tìm đến nguồn cội của thứ cảm xúc ấy. Thế nhưng, câu trả lời lại vừa là lời thú nhận chân thật, cũng vừa là sự thức nhận của nữ sĩ
- "Em cũng không biết nữa
- Khi nào ta yêu nhau?"
Bởi lẽ, tình yêu là sự huyền diệu của cuộc sống, mà ta phải tự cảm nhận nó, chứ không thể định nghĩa, hay lí giải được. "Khi nào ta yêu nhau?", khi nào em yêu anh, từ ánh mắt, từ nụ cười hay là từ những phút giây và đôi tim cùng vang lên những nhịp sẻ chia, đồng điệu?. Vì sao mà yêu, yêu tự bao giờ, liệu rằng có còn quan trọng hay không khi ta biết rằng ta yêu nhau và chỉ cần có thế. Muốn hiểu được tình yêu cũng chính là muốn nắm giữ tình yêu đó trong tay, bởi vậy, c 7845;t lên từ lời trăn trở ấy, là cả một trái tim mê say, nồng thắm.
Đã yêu, ai mà chẳng nhớ, người con gái khi xưa lấy khăn mà nói nhớ "Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt". Còn Xuân Quỳnh mượn những nhịp sóng nhớ thương để nói lên tiếng lòng của chính mình:
- "Con sóng dưới lòng sâu
- Con sóng trên mặt nước
- Ôi con sóng nhớ bờ
- Ngày đêm không ngủ được"
Con sóng hiện lên trong những không gian và thời gian đối lập "dưới lòng sâu", "trên mặt nước"; "ngày" và "đêm". Điệp từ "con sóng" và điệp cấu trúc câu thơ kết hợp với biện pháp nhân hoá khiến sóng như một chủ thể trữ tình "nhớ bờ" đến "không ngủ được". Nỗi nhớ luôn dâng trào, hiện hữu dù là ở nơi đâu, hay bất cứ khi nào. Nhịp điệu miên man sôi trào khiến nỗi nhớ như những đợt sóng cứ thế trào lên, lớp này chồng lên lớp kia, rạo rực, ắp đN 47;y, dạt dào, tha thiết, bao trùm lên thời gian, chiếm lĩnh các tầng không gian. Nỗi nhớ của người con gái dù là ở đâu, khi nào cũng luôn thắm nồng, rạo rực. Trái tim của người con gái khi yêu chính là như thế, như một đại dương mênh mông chẳng khi nào ngủ yên bởi những con sóng của nhớ nhung.
- "Lòng em nghĩ đến anh
- Cả trong mơ còn thức"
Dung lượng của đoạn thơ kéo dài từ 4 câu đến 6 câu. Nỗi nhớ tuôn trào, "em" chẳng còn mượn hình ảnh sóng để nói hộ lòng mình nữa mà trực tiếp xuất hiện để bộc lộc cảm xúc. Nỗi nhớ mãnh liệt quá, như con sóng tràn bờ, dẫn bạn đọc phá vỡ giới hạn để đến với những miền vô biên của cảm xúc. Hồn thơ Xuân Quỳnh quả thực vừa nồng nhiệt lại vừa táo bạo, vừa truyền thống trong nỗi thương nhớ, mà lại vừa hiện đại trong cách thể hiện.
Không những nhớ, Xuân Quỳnh còn thể hiện một trái tim thủy chung, sắt son:
- "Dẫu xuôi về phương Bắc
- Dẫu ngược về phương Nam
- Nơi nào em cũng nghĩ
- Hướng về anh một phương"
Vẫn là những yếu tố mang tính đối lập "phương Bắc"-"phương Năm", "xuôi"-"ngược". Hành trình đi đến với tình yêu, vốn dĩ là một hành trình đầy gian truân của cuộc sống bộn bề. Còn Xuân Quỳnh là một con người vô cùng đa cảm, đã trải qua bao thăng trầm, đắng cay và ngọt bùi của tình yêu. Cuộc sống rộng lớn có 4 phương 8 hướng, vậy mà Xuân Quỳnh lại đặt "phương ảnh" cùng với "phương Bắc", "phương Nam", đủ để thấy, dù đi đâu, dù cuộc sống c& #243; vần xoay đến thế nào thì "anh", thì tình yêu vẫn cứ mãi là kim chỉ nam cho trái tim, trở thành điểm tựa vững vàng để người con gái vượt qua những gian nan trắc trở của cuộc sống.
Bên cạnh những nỗi nhớ của một con tim thủy chung, "em" còn mang trong mình những nỗi lo âu, những dự cảm về giới hạn của cuộc sống. Biển rộng bao la cũng không vượt qua bờ, cuộc đời dù dài rộng nhưng cũng vẫn sẽ có điểm kết thúc, và tình yêu dù say đắm cũng có lúc nhạt phai. Xuân Quỳnh là một tâm hồn giàu trắc ẩn và đa sầu đa cảm. Nhưng nói ra những nỗi lo ấy, không phải là để đánh mất niềm tin vào tình yêu mà là để càng khẳng định thêm, tin tưởng tuyệt & #273;ối vào tình yêu.
- "Ở ngoài kia đại dương
- Trăm nghìn con sóng đó
- Con nào chẳng tới bờ
- Dù muôn vời cách trở"
Niềm tin ấy không hề là sự bồng bột, ảo tưởng mà là những thức nhận đầu sâu sắc về chân lí của cuộc sống.
Và hai hình tượng "sóng", "em" còn song hành cất lên khúc ca khát vọng về một tình yêu vĩnh viễn.
- "Làm sao được tan ra
- Thành trăm con sóng nhỏ
- Giữa biển lớn tình yêu
- Để ngàn năm còn vỗ"
Tan ra, khát vọng được hoá thành sóng biển để sống mãi với cái vô tận của biển cả, muốn nối dài cuộc sống hữu hạn của con người. Đó cũng chính là khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng. Tan ra còn là hoà mình vào tình yêu, sống trọn với tình yêu, còn là dâng hiến, hi sinh, muốn được dành trọn cho tình yêu để ngàn năm còn rạo rực nhịp đập của một con tim thiết tha, mãnh liệt.
Hình tượng "sóng" và "em" như song hành và chuyển hoá. Sóng như phân thân của chủ thể trữ tình, khi tách riêng, khi lại hoà hợp để cất lên những tiếng lòng sâu thẳm của thi sĩ. Chính điều đặc sắc ấy đã làm nên thành công cho tác phẩm, giúp cho bài thơ mãi tươi xanh trong dòng chảy văn học, mãi trẻ trung, thổn thức trong trái tim bao thế hệ đôi lứa muôn đời.