Phân Tích Bài Thơ Con Cò Của Chế Lan Viên (Có Dàn Ý Chi Tiết)
Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là một bài thơ mang phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo của tác giả. Bài thơ viết về hình ảnh con cò, một hình ảnh đã quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam. Qua đó, nhà thơ muốn nói đến tình mẹ ấm áp và bao la.
Để các em có thể làm bài văn được tốt nhất, Kho tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Con cò đồng thời gợi ý làm văn để các em tiện tham khảo.
I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Con cò
- Giới thiệu về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò
- Nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những tác giả xuất sắc của thi ca Việt Nam.
- Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962.
2. Thân bài phân tích bài thơ Con cò
- Hình ảnh con cò trong thiên nhiên hiện lên trong lời ru:
+ Con cò bay lượn trên bầu trời yên ả.
+ Con cò lặn lội kiếm ăn
- Hình ảnh con cò - đứa con thơ của mẹ:
+ Con cò đến với tuổi ấu thơ của con một cách vô thức.
- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành cùng với con trên chặng đường đời.
- Trong lời ru có tình thương của mẹ.
- Mẹ luôn ở bên cạnh yêu thương và che chở cho con.
- Lời ru thấm đẫm tình thương của mẹ.
- Cánh cò trở thành ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ.
- Lòng mẹ luôn theo con đến suốt cuộc đời.
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng của mẹ.
- Mẹ lúc nào cũng ở bên con, dù lớn con vẫn là con của mẹ.
- Khái quát lại nội dung bài thơ Con cò, ý nghĩa của bài thơ.
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Con cò.
II. Bài làm phân tích bài thơ Con cò
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, ông sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Sinh thời, Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ xuất sắc và có rất nhiều đóc góp cho văn học Việt Nam thế kỉ XX. Thơ Chế Lan Viên mang một phong cách độc đáo, triết lý và trữ tình. Một trong số những bài thơ xuất sắc của Chế Lan Viên là bài thơ Con cò, nó thể hiện rõ nét nhất phong cách sáng tác của nhà thơ.
Hình ảnh con cò vốn đã quen thuộc với người dân Việt Nam thông qua các bài ca dao, dân ca. Thế nhưng trong bài thơ của mình, nhà thơ không dừng lại ở những cái có sẵn mà đã mở rộng hơn, nâng cao hơn thành biểu hiện cao quý của tình mẹ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, số lượng tiếng trong mỗi câu lúc dài, lúc ngắn khiến cho âm điệu của bài thơ ngân nga như lời ru ngọt ngào của mẹ.
Từ điệu ru quen thuộc ấy, hình ảnh của những cánh cò bay lả bay la đã đi vào trong những giấc ngủ của con, mang theo những gì yên bình nhất. Trong khi con được ấm êm trong vòng tay của mẹ thì có biết bao nhiêu cánh cò ngoài kia đang phải lặn lội kiếm ăn. Mẹ đã tỏ rõ sự xót thương cho những cánh cò lận đận trong ca dao:
Thân cò bé nhỏ phải đi kiếm ăn một mình chắc hẳn sẽ gặp không ít những khó khăn. Mẹ thương cho cánh cò nên càng thương con nhiều hơn, càng cố gắng bao bọc và che chở cho con. Những gì tốt đẹp nhất, mẹ đều dành cả cho con. Mẹ đã cùng con chơi, mẹ đã nâng giấc ngủ cho con bằng câu hát ru à ơi ngọt ngào, bằng dòng sữa mát trong của mẹ:
Trong đoạn thơ này, nhà thơ đã sử dụng chất liệu lấy từ ca dao đó chính là con cò, con vạc, cành mềm. Nó khiến cho câu thơ trở nên gần gũi và gợi lên những hình ảnh đời thường của hai mẹ con. Qua đây, câu thơ cũng thể hiện được tình thương con lớn lao của người mẹ. Con còn nhỏ, suy nghĩ của con còn non nớt, ngây thơ và trong sáng vì thế chưa thể biết được những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc đời. Nó cũng giống như cành mềm đã khiến cho cánh cò trong ca dao bị ngã xuống ao. Con cứ việc ngủ ngon mà chẳng cần phân vân vì những điều khó khăn ấy.
Trong lời ru của mẹ không chỉ nhằm giúp con ngủ ngon mà còn gửi gắm vào đó mong ước cho con được lớn khôn, rồi con cũng sẽ đến trường và đi học như bao đứa trẻ khác:
Không dừng lại ở việc đi học, mẹ ước mong cho tâm hồn con được chắp cánh và vươn xa như cánh cò bay. Mẹ mong sao con lớn lên có thể trở thành một người có ích:
Đó chính là mong ước của mẹ, mong ước con được nối nghiệp cha để sau này viết tiếp những câu chuyện về tình tượng cánh cò. Con sẽ làm đầy lên kho tàng văn học nước nhà, thổi những hơi thở mới mát lành vào trong những câu văn.
Đến khổ thơ cuối của bài, mẹ đã hóa thân vào cánh cò để thể hiện tình yêu của mình với con. Dù cho cuộc sống sau này có đi đến đâu, con có tới nơi chân trời góc bể nào và dù phải vượt qua khó khăn, khổ ải như thế nào thì mẹ cũng sẽ tìm đến bên con, bảo vệ và che chở cho con:
Cuộc đời là thế, thời gian luôn vận động không ngừng. Hôm nay con còn bé, còn ở gần bên mẹ nhưng ngày mai con sẽ lớn, sẽ vỗ cánh bay xa, bay đến chân trời mơ ước của riêng con. Nhưng đối với mẹ con lớn thế nào cũng bé bỏng trong mắt mẹ, lớn thế nào cũng vẫn là con của mẹ và cho đến hơi thở cuối cùng mẹ vẫn luôn bên con.
Cuối cùng, người mẹ đưa mắt nhìn về phía xa xăm như để kiếm tìm hình bóng của một con cò:
Bài thơ Con cò đã thể hiện được tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. Đó là tình thương sâu đậm, vô bờ bến. Những người mẹ Việt Nam, người mẹ nào cũng vậy, họ yêu con mình hơn chính bản thân. Nhà thơ đã nói thay được nỗi lòng của những người mẹ. Nội dung bài thơ thật đáng quý biết bao.