Đôi Điều Về Tên Gọi Và Ngày Truyền Thống Của Mttq Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại Điều 9 ghi rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài". Tiếp theo đó, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2024, tại Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi rõ: "Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài". Chúng ta đều hiểu rõ, sự kế thừa này bao gồm cả sự kế thừa d anh xưng, tên gọi vì trong hệ thống văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến nay (tháng 6/2024) chưa có văn bản nào xác nhận ngày thành lập kèm theo tên gọi Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, mà đó chỉ là tên gọi chung mang tính khái niệm để chỉ các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt trận được sử dụng trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam chứ không phải là tên gọi của một tổ chức Mặt trận ở một th̖ 1;i điểm cụ thể nào.
Từ khi thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam (3/2/1930), Đảng ta đã nhận thấy cách mạng Việt Nam không thể chỉ dựa vào giai cấp công, nông (cho dù đó là nền tảng của cách mạng) mà phải dựa vào lực lượng toàn dân, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo mới có thể giành được thắng lợi. Trước yêu cầu đó của lịch sử, ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt tr& #7853;n. Trong các giai đoạn tiếp theo của cách mạng Việt Nam, do yêu cầu đòi hỏi thực tế của nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ, Đảng ta tiếp tục sáng lập các hình thức tổ chức hoạt động khác của Mặt trận như: Phản đế Liên minh (3/1935), Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế (10/1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (6/1938), Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương (11/1939), Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) (19/5/1941), Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) (29/5/1946), Mặt trận Liên Việt (3/3/1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5/9/1955), riêng ở miền Nam từ năm 1960 có thêm Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960), Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968) và hiện nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (4/2/1977). Vì thế, không nên lấy tên gọi chung mang tính khái niệm để chỉ các hình thức tổ chức hoạt động của một tổ chức trong một giai đoạn là tên chính thức, mà lấy tên cuối cù ng của tổ chức đó đang tồn tại hiện hữu đích thực đại diện. Tương tự như Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã từng có những tổ chức tiền thân và tên gọi khác nhau qua nhiều thời kỳ như: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam và ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa tên gọi và phát huy truyền thống của các tổ chức 273;ảng Cộng sản trước đó.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2024, tại "Điều 11. Ngày truyền thống và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ghi rõ: "Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc". Điều này cũng đã được tuyên truyền và thực hiện trong hệ thống Mặt trận từ trong rất nhiều năm qua, được phổ biến, hướng dẫn đến Ban Công tác Mặt trận hơn 110.000 khu dân cư trong cả nước cũng như trong cả hệ thốn g chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Thực tế trong những năm qua, cụm từ "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" đã được cán bộ, đảng viên, nhân dân, xã hội ghi nhận và nhận thức ngày càng rõ ràng, sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, tổ chức cũng như hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị ở nước ta.
Trở lại vấn đề lịch sử về bản "Chỉ thị ngày 18/11/1930 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh.
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Nếu ngay trong ngày ra Chỉ thị mà Hội Phản đế Đồng minh được thành lập đúng ngày 18/11/1930 thì đây chính là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận và có thể coi là ngày thành lập của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam hay ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chính nội dung văn bản Chỉ thị này về vấn đề thành lập Hội Phả ;n đế Đồng minh, Chỉ thị nêu rõ cách thức tổ chức: "Chỗ nào có điều kiện là thành lập, không kể làng trước, huyện sau hay huyện trước làng sau. Khi có cơ sở là mở ngay hội nghị đại biểu, vì những chỗ này rất dễ làm, còn nông hội và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác thì lấy danh nghĩa đoàn thể gia nhập, cử đại biểu báo cáo số lượng hội viên là đủ"1. "Chỗ nào phong trào còn thấp thì phải tổ chức từ dưới lên theo kiểu bí mật và dựa vào d anh từ biến tướng như phường, hội, làm ăn, tương trợ, hiếu hỉ, để đặt nội quy biến tướng rồi do đó mà đọc báo, đọc thơ ca cách mạng cho quần chúng nghe; đầu lạ sau quen, đưa tin ở Nghệ Tĩnh, ở các nơi có phong trào cách mạng nói chuyện thầm kín, khêu gợi cho quần chúng dần dần"2. Kết luận bản Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội Phản đế đồng minh nêu rõ: "Thường vụ ủy tin chắc rằng: bản chỉ thị này sẽ giúp đỡ c 225;c cấp đảng ủy và toàn thể các đồng chí chúng ta phát triển mạnh mẽ được Hội Phản đế Đồng minh và tin tưởng vào lực lượng quảng đại quần chúng".
Từ chính các nội dung Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh vừa nêu trên khẳng định ngày 18/11/1930 trên toàn cõi Việt Nam (3 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) nói riêng và Đông Dương nói chung không thể và chưa thể có một tổ chức hội phản đế đồng minh ở cấp nào (làng, huyện, tỉnh, xứ) được thành lập. Đương nhiên Hội Phản đế Đồng minh ở Đông Dương chưa có vì Điều lệ Hội Phản đế Đồng minh ghi rõ ;: "IV- Tổ chức: Đồng minh tổ chức theo lối địa phương. Những đoàn thể có chưn (chân) trong một Hội và ở trong một tỉnh, hoặc một xứ họp lại thành làm phân hội tỉnh hoặc một phân hội xứ. Các phân hội xứ họp lại thành Đồng minh phản đế Đông Dương"3. Cũng chính vì đó mà không thể gọi ngày 18/11/1930 là ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam hay ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà lấy ngày 18/11/1930 Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh làm ngày truyền thống cũng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2024 quy định ngày 18/11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chính xác.
Thực tế 65 năm qua, tên gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được nhân dân cả nước ghi nhận từ ngày 5/9/1955 Đại hội thành lập Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khai mạc tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc. Cụ Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn làm Chủ tịch danh dự. Vì thế, Hiến pháp cũng như Luật Mặt trận đều khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam "Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (gồm tất cả các hình thức tổ chức Mặt trận trước đó) do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo". Điều này cũng đã được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII thống nhất và ngày 2/8/2014 đã chỉ đạo Thường trực Ban Biên soạn cuốn sách ảnh "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Những hình ảnh lịch sử" tiếp thu Kết luận của Hội đồng thẩm định cuốn sách " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Những hình ảnh lịch sử" để chỉnh sửa và in lại bìa sách ảnh: "Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Những hình ảnh lịch sử nổi bật" thành "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Những hình ảnh lịch sử" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản tháng 9/2014.
Từ yêu cầu thực tiễn khoa học và nhiệm vụ công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng trong thời kỳ mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng c 7911;a nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Điều đó cũng được thể hiện rất đầy đủ trong Nghị quyết Đại hội XI, XII và dự thảo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Để thực hiện hoàn thành sứ mệnh được giao, một trong những phương thức hoạt động chủ yếu, quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là công tác thông tin, tuyên truyền (như Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Muốn vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được tổ chức tập trung, thống nhất, đồng bộ cả về nội dung, hình thức cũng như tên gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với phương châm dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Vì vậy, trong các hoạt động kỷ niệm hằng năm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thực hiện đúng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2024) quy định "Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" với đầy đủ tính pháp lý và khoa học.
Thực tế do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ Đảng ta đã chỉ đạo thành lập và lãnh đạo các tổ chức Mặt trận với các hình thức tổ chức hoạt động phù hợp. Cuối năm 1939, khi tình hình thay đổi, Đảng ta đã chủ trương: "Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay không còn thích hợp nữa. Ngày nay phải thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế Đông Dương để tranh đấu chống đế quốc chiến t ranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho các dân tộc Đông Dương hoàn toàn độc lập"4. Hay Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940 khẳng định sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương đã đề ra sách lược: "Phải vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức đ 432;ợc tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân. Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, nhằm tập hợp cho được lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất..."5 vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc. Như thế, trong các văn kiện Đảng ta đều yêu cầu thành lập tổ chức Mặt trận mới theo yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng chứ không hề yêu cầu "thay tên đổi họ" hay "đổi tên gọi". Vì thế, có những giai đoạn song trùng tồn tại các hình thức tổ chức Mặt trận khác nhau như: Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt cùng hoạt động từ tháng 5/1946 đến tháng 3/1951; Giai đoạn 1955 - 1977 cả nước có 3 tổ chức Mặt trận hoạt động, đó là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5/9/1955) (ở miền Bắc), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968) ở miền Nam. Vì thế, khi viết hoặc nói "Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam sau nhiều lần thay tên đổi họ ngày nay có tên gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" hay "Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã qua nhiều lần đổi tên gọi khác nhau" là không phản ánh đúng thực tiễn lịch sử và không chuẩn xác về khoa học.
Chú thích:
1, 2, 3, 4, 5. Văn kiện Đảng về Mặt trận, tập I (1930 - 1945), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ấn hành 1999, trang 64, 65, 66, 12, 13.
Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo, UBTW MTTQ Việt Nam