Những Bài Thơ Tết Đoan Ngọ Hay, Thơ Viết Về Ngày Mùng 5 Tháng 5 Âm Lịch
Thơ: Thu Phương
Liệu ai còn nhớ.... Ôi tuổi thơ tôi!
Trong chữ Tết Đoan Ngọ thì Đoan có nghĩa là mở đầu còn Ngọ là buổi trưa, vì tết này diễn ra từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Tuy tổ chức cùng ngày cùng giờ nhưng với mỗi nước Tết Đoan Ngọ mang một ý nghĩa khác nhau, với Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Giết Sâu Bọ vì vào ngày này người Việt cổ đại thường ra đồng ruộng để giết sâu bọ phá hại mùa màng và diệt cả sâu bọ trong cơ thể bằng cách ăn những món ăn mà tổ tiên chúng ta cho là có t hể tiêu diệt sâu bọ trong đường ruột như bánh ú tro, rượu nếp v.v...
Riêng với người Trung Hoa thì Tết Đoan Ngọ là ngày giỗ để tưởng nhớ một vị trung thần tên là Khuất Nguyên, câu chuyện như sau:
Khuất Nguyên (340-278 tr CN) sống vào cuối thời Chiến Quốc, ông là hoàng tộc của nước Sở, làm quan đến chức Tả Đồ dưới thời của Sở Hoài Vương. Khuất Nguyên là người trung nghĩa, học rộng, giỏi văn chương và có tầm nhìn chính trị sâu xa, ông được vua Sở tin yêu trọng dụng nên bị nịnh thần ganh ghét gièm pha, cuối cùng vua Sở bỏ rơi ông .
Lúc này nhà Chu đã quá suy yếu, các nước đàn em (chư hầu) không coi thiên tử nhà Chu ra gì cả, họ thi nhau xưng hùng xưng bá, chém giết lẫn nhau để mưu đoạt thiên hạ. Trong số 7 nước chư hầu của nhà Chu thời đó là Tần, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Yên, Hàn thì Tần là nước mạnh nhất. Khi hay tin Khuất Nguyên bị thất sủng, vua Tần liền sai nhà thuyết khách lừng danh của thời ấy là Trương Nghi sang Sở dùng 3 tấc lưỡi để dụ dỗ Sở Hoài Vương cắt đứt liên minh quân sự vốn rất thân thiết với Tề, mục đích nhằm phá thế "Hợp tung" để dễ bề thôn tính cả Tề lẫn Sở.
Khuất Nguyên biết rõ kế ly gián của Tần nên dù đã bị thất sủng, ông vẫn hết lòng can ngăn vua Sở, tiếc thay Sở Hoài Vương lúc này chỉ biết nghe theo bọn nịnh thần vốn đã ăn của đút lót của Trương Nghi. Kết cuộc bi thảm là điều không thể tránh khỏi: nước Sở mất một phần lãnh thổ, Sở Hoài Vương bỏ thây trên đất Tần.
Đến cuối đời, Khuất Nguyên bị Sở Tương Vương (Người kế vị Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam. Ông khổ đau, trăn trở trước trước cảnh nước mất nhà tan đã cận kề mà không sao cứu được nên đâm ra thất chí, suốt ngày lang thang bên bờ sông Mịch La, ca hát như một người điên, miệng cứ lẩm bẩm thở than: "Thế nhân giai trọc ngã độc tinh, chúng nhân giai túy duy ngã độc tinh"*
Và rồi trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 278 trước Công Nguyên, ông đã ôm một p hiến đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Người dân nước Sở thương tiếc cho một bậc trung thần nên hằng năm đã lấy ngày đó làm ngày giỗ cho ông, dần dần về sau người ta gọi ngày giỗ đó là Tết Đoan Ngọ vì được cử hành vào đúng buổi trưa.
Tạ Quang Bình - 16/6/2024.
Chú thích:
*Cả đời đục mình ta trong, cả đời say mình ta tỉnh.