Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn


- Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, từng ra làm quan nhưng chán cảnh quan trường nhiều bất công thối nát nên đã từ quan về ẩn ẩn, sống một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Những sáng tác của ông bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, trong đó bài thơ Nhàn được rút ra từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một trong hai tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Được sáng tác vào khoảng thời gian ông rút về ở ẩn. Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ về một cuộc sống nhiều niềm vui, có sự an nhàn, thảnh thơi. Có thể nói xuyên suốt là một tâm hồn tràn ngập niềm vui, sự thanh tịnh trong chính con người tác giả.

"Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Câu thơ đầu bằng việc lặp lại số từ "một" để diễn tả cuộc sống dân dã của mình khi ở ẩn. Quan trường xô bồ, đen tối mà cuộc sống thì mệt mỏi trong sự ganh đua nhau, không biết nay sống mai chết mà lòng người thì đầy toan tính dối trá. Chính vì thế Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn nơi thôn dã để lánh đời. Đó là sự hưởng thụ thú vui tao nhã, Ông đã học tập những bậc hiền triết xưa, những vị quan trước kia như lời trong thơ ca cổ. Đó là nói  3;ến con người là nói đến "Ngư, tiều, canh, mục" và nhà thơ cũng đã lựa chọn thú hưởng nhàn cao quý theo hình tượng con người tượng trưng trong thơ ca. Sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu là những vật dụng quen thuộc của những người lao động, người nông dân. Tác giả hiện lên như một lão nông dân bình dị, quen thuộc như bao người khác. Ông sống một cuộc sống trái ngược với cuộc sống trước kia, thảnh thơi, an nhàn. Sống lao động bằng chính đôi tay mình đó là c̐ 7;m cuốc, cầm mai và thú vui tao nhã đó là câu cá, làm vườn. Có thể nói đây là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người trong thời kỳ phong kiến mà đặc biệt là những vị quan thanh liêm nhưng không được vua trọng dụng nhưng cũng không dứt khỏi chốn quan trường được.

Câu thơ thứ hai đã góp phần tạo nên nhịp điệu khoan thai, nhẹ nhàng cho người đọc: "Thơ thẩn dầu ai vui thú nào". Có thể mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, mỗi người có một thú vui khác nhau nhưng đối với ông không quan trọng. Nhà thơ cho rằng ngoài kia người ta có thể vui vẻ với một thú vui có thể là giản dị, có thể là xa hoa nào đó nhưng với ông thì điều đó chẳng ảnh hưởng gì. Sống mặc kệ sự đời, bỏ qua những xa hoa, phù phiếm để "an phận" vớ i cuộc sống với thú vui của mình trong hiện tại. Chính vì thế nên cuộc sống của ông khi đó được nhiều người ngưỡng mộ, mơ ước.

Từ đó cũng trở thành cơ sở để tác giả một lần nữa khẳng định quan niệm và thái độ sống của chính bản thân:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người không người đến chỗ lao xao"

Hai câu thơ tiếp chứa đựng một phép đối rất chỉnh nói lên sự khác biệt giữa "ta" với "người" hay của chính nhà thơ với những người khác. Có thể nhiều người cho rằng đang sống làm quan mà bỏ về làm lão nông chi điền là "dại" và ông cũng tự nhận mình "dại" khi tìm nơi vắng vẻ để ở mà bỏ quan công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên cái "dại" này khi người ta nhìn nhận rõ sẽ cảm thấy ghen tỵ và ngưỡng mộ. Trái lại ông coi những người còn ở lại trốn quan trường l 4; những người "khôn" tuy khen mà trong đó bao hàm cái sự chê cười. Ông coi quan trường là cái "chốn lao xao" mà ông không hợp với nó từ đó đối lập với nơi vắng vẻ. Từ đó cho thấy một cốt cách thanh cao và một tâm hồn đáng ngưỡng mộ dám nghĩ, dám làm của tác giả.

Không chỉ dừng lại ở đó hai câu tiếp theo đã nói về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của nhà thơ khi sống ở vùng thôn dã:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Chỉ bằng cặp thơ đã lột tả được hết thảy cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi về ở ẩn của tác giả. Sánh với "Ngư, tiều, canh, mục" chính là "Xuân, hạ, thu đông". Bốn mùa tạo nên một năm trọng vẹn mà mùa nào thức ấy, tuy không phải những sơn hào hải vị như khi còn ở quan trường nhưng lại khiến nhà thơ cảm thấy hài lòng. Cuối cùng tác giả còn đúc kết cốt cách thanh cao đó là:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Đây cũng chính là những triết lý của tác giả trong quãng thời gian ở ẩn. Đó là thái độ thờ ơ trước công danh, phú quý. Tất cả nó giống như một giấc chiêm bao để rồi khi tỉnh dậy sẽ tan biến vào hư vô

Qua bài thơ ta có thể thấy con người, nhân cách của , một con người luôn hướng về "nơi vắng vẻ", tránh xa nơi quan trường "lao xao". Một người gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống của những người bình dân mà không ham vinh hoa, phú quý. Đây quả thật là một bậc đại tài đáng ngưỡng mộ khi dám nghĩ, dám làm trong thời đại xã hội phong kiến suy đồi, triều đình thối nát.

Next Post Previous Post